#Vảy #Gà #Xấu #Nhiều #Người #Chỉ #Biết #Lắc #Đầu #Không #Chơi
Vảy gà xấu tồn tại song song với những vảy gà tài, vảy gà quý. Nhưng thay vì được bán với giá cao hoặc tự hào khi sở hữu thì nhiều sư kê lại không mấy thích thú với các vảy này.
Họ cho rằng những vảy này là những chú gà không hay, không có đòn độc đòn cáo hạ gục đối thủ nhanh. Vì thế mà thường sẽ không nuôi hoặc nuôi thả cỏ hoặc làm thịt. Vậy những vảy gà chọi tốt xấu là như thế nào? Có nên nuôi hay không?
>> Cẩm Nang Nuôi Gà <<
Mục Lục
12 vảy gà xấu cân nhắc khi nuôi
Dưới đây là tổng hợp các vảy gà không tốt mà các sư kê nên cân nhắc khi tìm nuôi. Vừa đỡ tốn công chăm sóc, vừa đỡ tốn công kỳ vọng đá hay.
1. Vảy gà khai hậu
Nằm phía đằng sau ngay bên dưới của phần đầu gối. Hệ thống vảy khai hậu này không được đánh giá cao bởi vị trí và sức đánh của chân gà. Người ta cho rằng những chú gà này không đá hay, không có đòn lối. Nhìn bên ngoài thì có vẻ dọa được người nhưng khi vào trận thì im thin thít. Thậm chí nhanh chóng bỏ chạy khiến gia chủ chỉ biết lắc đầu muối mặt.
2. Vảy đoản hậu
Những hệ thống vảy này không được bao quanh kín phần cựa gà. Vì thế chúng không được thêm sức mạnh hoặc có thể phế luôn phần cựa gà. Trong những trận đá gà đòn hay gà cựa thì chúng là một vũ khí quan trọng. Nhưng khi xuất hiện những vảy gà xấu này thì cựa có cũng như không. Vừa phải chấp bịt cựa, chấp bịt mỏ mà khả năng thắng lại không cao.
3. Vảy áp khẩu
Có thể thấy rõ những hàng vảy tạo thành 1 đường chạy từ đầu gối xuống ngón giữa của chân gà. Nhưng thay vì tiếp nối với ngón giữa chân gà thì chúng lại rẽ ra về phần ngón nội hoặc ngón ngoài. Các sư kê cho rằng như vậy chúng sẽ không có sự chắc chắn đáng kể với những cú đá. Mà đã không chắc chắn thì khả năng dành chiến thắng khó sảy ra.
Đây là một vảy gà chọi xấu gần như ít người nuôi nếu gặp phải. Họ cho thả cỏ hoặc nuôi làm gà phu, gà thịt.
4. Vảy song cúc
Nhận biets được vảy này bằng cách thấy 2 vảy nhỏ li ti xếp nối tiếp nhau thẳng vị trí cựa gà. Khi xuất hiện tại vị trí cựa gà cũng khiến cho gà không thể xuất được uy lực tốt nhất của cựa gà. Kìm hãm lực của những cú đánh. Nói chung vảy song cúc cũng không phải quá xấu nên nếu muốn vấn có thể nuôi và thử đòn đánh trước khi loại bỏ.
5. Vảy cán dưới
Nếu như bác nào nhớ kỹ những vảy gà hay có vảy vấn cán thì vảy gà xấu lại có cán dưới. Hình dáng của chúng là 1 vảy to dài nằm ở giữa cựa và bàn củ đế của gà. Những chú gà thường có tư chất kém nên rất khó để có thể phát huy được sức mạnh của mình. Đó là lý do có những con gà vần hơi, vần đòn nhiều nhưng vẫn không có đòn lối, yếu. Loại này thì chỉ có làm gà phu, gà thịt để ăn cho nhanh.
6. Vảy gà ém
Nhiều anh em sư kê nuôi gà nhận thấy rằng những chú gà vảy ém thường có tỉ lệ thua cao. Vì thế mà những con gà sở hữu vảy này thì không nên nuôi hoặc nuôi chơi nhưng không nên đem đi để độ làm gì cả. Đây là một vảy nhỏ nằm bên dưới của cựa. Nếu không nhìn kỹ rất dễ nhầm với vảy huyền trâm.
7. Vảy bát khai vuông
Đúng như tên gọi của chúng khi hệ thống 8 vảy hình vuông xếp gần lại với nhau. Nếu nghe qua loa thì chúng sẽ có thể nhầm với “vảy khai vương”. Ngay cả hình dáng của 8 ô vuông này cũng giống với chữ Vương. Những con gà chọi có hệ thống vảy này dù khỏe mạnh tinh tế như thế nào cũng rất khó cho việc sử dụng và chiến trận.
8. Vảy khai tiền
Vảy gà chọi xấu nữa không thể bỏ qua đó chính là những hệ thống vảy nằm ngay trên hàng thành của chân gà. Đặc điểm của vảy này là chúng bị nứt ra nên làm cho độ bền của chúng bị giảm đi rất nhiều. Vì thế trong những trận đấu dài hơi thì chúng bị yếu thế. Nếu không kết thúc được đối thủ sớm thì rất dễ bị thua vì đuối sức.
9. Vảy tứ hoành khai
Tên gọi của chúng bao gồm 4 vảy xếp gần với nhau. Kích thước nhỏ nên cũng cần tinh ý để xem và xử lý. Những vảy này phân bố bên dưới gối nên có thể khiến sức bền của gà kém. Dễ phạm phải sai lầm dẫn tới việc bị đánh đau hoặc mất mắt. Vì thế khi xem chân gà, vảy gà cũng nên tránh các vảy gà xấu này ra để đỡ mất công nuôi.
10. Vảy ấn hoành khai
Trải dài từ hàng thành qua hàng quách và càng nhỏ lại về phía hàng quách. Nhìn sơ qua thì có vẻ giống với vảy xiên đao nhưng không phải. Nhiều người cho chúng vào loại vảy xấu nhưng xấu như thế nào thì cũng không giải thích được.
11. Vảy chậu to củ lớn
Khi có 1 bàn chân lớn với hệ thống củ cũng kích thước lớn tương ứng chúng sẽ làm hệ thống vảy tại vị trí này to lên. Chưa biết chúng có đá hay hay không nhưng khi đó thì chúng cũng ảnh hưởng việc đi lại vì độ thăng bằng không có. Khi nhảy lên và tiếp đất nếu không có độ thăng bằng thì rất dễ ngã. Tạo điều kiện cho gà đối thủ tấn công.
12. Vảy gà xấu bể biên nội, bể biên ngoại
Nhiều người nhận thấy rằng chỉ có gà lai, gà chọi pha mới có hệ thống vảy này. Chúng mất đi phần nào sức mạnh và sự thuần chủng trong dòng máu và lối đánh của chúng. Không còn quá hăng máu nữa mà thay vào đó là lối đá chạy kiệu, chạy xe. Kết hợp với đó là sự chống chịu đòn kém. Không thể đủ thể lực tham gia những trận đấu dài hơn được. Vì thế không nên nuôi những con gà này.
Vảy gà xấu có nên nuôi hay không?
Nếu đang băn khoăn khi mình sở hữu 1 chú gà như vậy thì cũng đừng nên quá lo lắng. Việc gà có vảy xấu thì là chuyện hết sức bình thường. Chúng không quyết định nhiều tới việc gà có đá hay hay không hoặc là gà tài hay không? Đó chỉ là xem và nhận định ban đầu của chúng ta mà thôi. Việc quan trọng nhất là nhìn thấy được những ưu điểm trong hệ thống đòn đánh của chúng qua những lần tập luyện. Từ đó quyết định chăm sóc và tập luyện sao cho hoàn hảo nhất.
Gà có vảy xấu chưa chắc không hay và gà có vảy quý cũng chưa chắc đá hay. Đó là điều đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra được. Đừng vội thấy gà xấu mà loại bỏ không nên nuôi. Quan trọng nhất không phải là xấu hay đẹp mà chúng có đòn lối hay hay không? Gà vảy đẹp cựa đẹp mà không đá hay thì cũng không làm nên điều gì cả. Vì thế hãy thử đòn lối trước rồi hãy quyết định. Hay thì nuôi tiếp còn không hay thì thịt cũng được ăn càng ngon.
Nhà Cái UK.net vẫn đang tiếp tục update thêm những vảy gà xấu nữa. Để anh em sư kê có thể tha khảo nhé. Chơi song song nhiều dòng gà và có thêm kinh nghiệm cho riêng mình. Vảy gà chỉ là 1 yếu tố nhỏ để quyết định gà có đá hay hay không. Quan trọng cách chăm sóc và luyện tập nữa nhé. Hãy giúp chiến kê của mình thật khỏe mạnh để có thể có thể lực tốt nhất.